Vệ sinh điều hòa: Thời điểm nào là hợp lý?

Sau một khoảng thời gian sử dụng, mọi người nên vệ sinh điều hòa, bảo trì bảo dưỡng để hệ thống hoạt động trơn tru, ổn định và bền bỉ hơn. Nhưng lúc nào nên làm việc này?

1. Tại sao cần vệ sinh điều hòa?

Môi trường không khí có rất nhiều tác nhân gây hại cho các thiết bị điện tử, đặc biệt là với thiết bị được lắp đặt ngoài trời như điều hòa. Bụi bẩn, chất ăn mòn, ẩm mốc hay muối biển,…. sẽ làm hệ thống nhanh chóng hao mòn và gặp trục trặc trong quá trình hoạt động. Việc vệ sinh cho điều hòa thường xuyên sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại này.

Vệ sinh điều hòa thường xuyên giúp hệ thống hoạt động ổn định
Vệ sinh điều hòa thường xuyên giúp hệ thống hoạt động ổn định

Sau một thời gian dài hoạt động, bụi bẩn sẽ được các tấm lọc trong dàn lạnh giữ lại. Tích lũy lâu dần sẽ gây ra tình trạng tắc tấm lọc, làm giảm hiệu suất làm lạnh/sưởi của dàn lạnh phía trong phòng, khiến thời gian điều chỉnh nhiệt độ phòng trở nên lâu hơn. Và cũng đồng nghĩa với việc rằng sẽ tốn nhiều điện hơn cho quá trình làm lạnh phòng. Bên cạnh đó, ẩm mốc cũng sẽ phát triển ở phía màng lọc, khiến cho không khí qua điều hòa có thể trở nên ô nhiễm và nhạy cảm hơn. Điều này không hề tốt cho sức khỏe một chút nào.

Với các dàn nóng phía ngoài, do chịu ảnh hưởng trực tiếp của môi trường mà sẽ nhanh bị ảnh hưởng hơn. Không khí có chất ăn mòn, môi trường gần biển, nắng mưa chiếu vào làm các linh kiện cần được bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hơn. Vệ sinh, bảo dưỡng dàn nóng giúp quạt, dàn trao đổi nhiệt và máy nén hoạt động trơn tru, từ đó mang tới hiệu năng cao hơn, tuổi thọ kéo dài hơn. Nhất là với các hệ thống điều hòa tổng VRF thường xuyên hoạt động nên việc vệ sinh thường xuyên càng cần thiết hơn.

2. Thời điểm nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa

Thiết bị bị bụi bẩn quá mức thì nên vệ sinh. Và các hãng điều hòa vẫn luôn khuyến nghị nên vệ sinh, bảo dưỡng điều hòa từ 2-4 lần/năm tùy thuộc vào môi trường và nhu cầu, thời gian sử dụng điều hòa. Ở môi trường khu công nghiệp hoặc gần các công trình đang xây dựng, lượng bụi có trong không khí lớn sẽ khiến các màng lọc, tấm trao đổi nhiệt nhanh chóng bị bít kín, làm giảm hiệu suất. Chưa kể, lượng bụi tích tụ sẽ làm kẹt, giảm tốc độ quay của quạt, khiến hiệu suất trao đổi nhiệt giảm xuống.

Mùa đông hoặc mùa xuân sẽ là thời điểm tốt nhất để vệ sinh điều hòa
Mùa đông hoặc mùa xuân sẽ là thời điểm tốt nhất để vệ sinh điều hòa

Với việc sử dụng thường xuyên điều hòa, tần suất vệ sinh bảo dưỡng cần nhiều hơn, từ 3-4 lần/năm. Còn các gia đình đa phần sẽ chỉ vệ sinh từ 1-2 lần/năm, vào những thời điểm chuẩn bị sử dụng cao điểm như mùa hè hoặc mùa đông.

Lời khuyên đến từ chúng tôi là nên lựa chọn vệ sinh điều hòa vào mùa đông hoặc đầu xuân. Nhiều người chắc hẳn sẽ thắc mắc: “Nhà lắp điều hòa 2 chiều thì có thể chứ cả năm dùng mỗi mùa hè thì sao mùa đông lại đi vệ sinh làm gì? Không để sát mùa bảo dưỡng cho trơn tru”.

Mùa hè luôn là mùa cao điểm của điều hòa trong khi mùa đông sẽ ít hơn. Chính vì thế, mùa hè đội ngũ thợ sẽ rất nhiều việc và rất nhiều sự lựa chọn. Đa phần đội ngũ thợ điện lạnh sẽ lựa chọn lắp mới, gần nhà mà ít ai lựa chọn đi bảo dưỡng. Bởi bảo dưỡng là công việc cần sự tỉ mỉ và cũng tốn khá nhiều thời gian. Cũng bởi vì nhiều việc nên sự tỉ mỉ ấy sẽ giảm bớt, khiến công việc vệ sinh, bảo dưỡng trở nên kém cẩn thận hơn. Vậy tại sao chúng ta không lựa chọn khoảng thời gian thấp điểm để công việc vệ sinh, bảo dưỡng trở nên cẩn thận, kỹ càng hơn?

3. Quy trình vệ sinh, bảo dưỡng hệ thống điều hòa

Việc bảo dưỡng điều hòa tuy nghe đơn giản nhưng cần phải có chuyên môn, bởi trong thiết bị có rất nhiều chi tiết, mạch điện tử. Chỉ một hành động sai lầm, vô ý là bạn rất dễ phải ra cửa hàng để mua một bộ điều hòa mới về lắp. Nên lựa chọn đơn vị uy tín, có kinh nghiệm và đảm bảo đầy đủ các quy trình dưới đây:

Quy trình vệ sinh bảo dưỡng mà ai cũng nên nắm được
Quy trình vệ sinh bảo dưỡng mà ai cũng nên nắm được
  • Kiểm tra khi máy đang hoạt động: Kiểm tra lưu lượng gió, nhiệt độ gió ra, tốc độ quạt, hệ thống kết nối xem có bị rò rỉ, tổn hại, kiểm tra gas,….
  • Ngắt điện: Cần ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh để đảm bảo an toàn cho người thao tác, tránh chập cháy ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống điện trong nhà
  • Kiểm tra và vệ sinh dàn nóng: Dàn nóng treo ngoài nên rất dễ gặp các tác nhân từ môi trường hay chuột cắn,… Cần phải tháo phần vỏ, vệ sinh quạt, dàn tản nhiệt, tra dầu mỡ nếu cần thiết
  • Kiểm tra và vệ sinh dàn lạnh: Dàn lạnh trong nhà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ và chất lượng không khí. Cần phải vệ sinh và khử khuẩn tấm lọc, dàn trao đổi nhiệt và quạt,….
  • Cấp nguồn điện và khởi động lại: Sau khi vệ sinh và kiểm tra xong, cần phải khởi động lại điều hòa và kiểm tra các thông số lại lần cuối trước khi bàn giao và nghiệm thu.

Việc vệ sinh, bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ giúp hệ thống hoạt động êm ái, bền bỉ với hiệu suất cao. Bởi thế, hãy lưu ý việc này nhé. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ có thể liên hệ tới hotline để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ.

0989 23 99 11