Tìm hiểu về hồi trần tự do và hồi ống gió

Thông thường khi lắp đặt điều hòa âm trần, có hai phương án thiết kế và lắp đặt ống gió là hồi trần tự do và hồi ống gió. Vậy khi nào ta sẽ chọn giải pháp thiết kế hồi trần tự do? Khi nào thì chọn thiết kế hồi ống gió? Hai phương án đó có những đặc điểm gì nổi bật? Cùng Mitsubishi Heavy Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Kết cấu của hồi trần tự do và hồi ống gió

  • Hồi trần tự do: Kết cấu của hệ thống này gồm có FCU, ống gió cấp, ống gió hồi, miệng gió cấp + box và miệng gió hồi + box.
  • Hồi ống gió: Còn thiết kế này sẽ bao gồm FCU, ống gió cấp, miệng gió hồi gắn trần và không box, miệng gió cấp + box.

Dựa theo công năng từng phòng, kiến trúc nhà ở và không gian trên trần nhà, người dùng có thể chọn 1 trong 2 cách thiết kế hệ thống ống gió.

Kết cấu của hồi ống gió

2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống hồi trần tự do và hồi ống gió

2.1. Hồi trần tự do

Trong phương án hồi trần tự do, FCU (thiết bị xử lý không khí) hút khí từ trong phòng điều hòa thông qua miệng gió hồi không có hộp box, được lắp đặt trực tiếp trên trần nhà (hoặc qua khe hở trần laphong và không cần miệng gió hồi).

Cơ chế hoạt động này dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa khoảng trần và không gian bên dưới. Không khí sau khi được hút lên sẽ đi qua dàn lạnh – nơi thực hiện quá trình làm lạnh, khử ẩm hoặc tăng ẩm tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng.

Tiếp theo, quạt của FCU sẽ thổi luồng không khí đã xử lý qua đường ống cấp gió, đi tới miệng gió cấp có gắn box để đưa trở lại không gian sử dụng. Quá trình này diễn ra liên tục, tạo nên một chu trình khép kín giúp ổn định nhiệt độ và độ ẩm trong phòng.

2.2. Hồi bằng ống gió

Với hệ thống hồi bằng ống gió, không khí nóng trong phòng điều hòa được hút về FCU qua miệng gió hồi và hộp box, rồi tiếp tục đi qua đường ống hồi gió. Sau đó, luồng không khí này được đưa qua coil lạnh để làm lạnh, khử ẩm hoặc gia ẩm tùy yêu cầu.

Không khí sau xử lý sẽ được quạt gió đẩy qua hệ thống ống cấp, dẫn đến miệng gió cấp (kèm box) và trả lại vào không gian phòng. Toàn bộ quá trình hút, xử lý và cấp gió được lặp lại liên tục, đảm bảo môi trường bên trong luôn duy trì được mức nhiệt độ và độ ẩm như mong muốn.

3. Ưu, nhược điểm của hồi trần tự do và hồi ống gió

Kết cấu của hồi trần tự do
Kết cấu của hồi trần tự do
 Hồi trần tự doHồi ống gió
Ưu điểm+ Hệ thống hồi trần tự do không cần sử dụng đến ống hồi gió hoặc thậm chí là hộp box hồi cho FCU, giúp tiết kiệm chi lắp đặt và dễ dàng bảo trì.
+ Đường ống gió cấp có thể dài hơn để phân phối gió lạnh đi xa hơn. Vị trí lắp đặt FCU trên trần dễ dàng bố trí sát tường do không vướng hộp box hồi hoặc đường gió hồi, từ đó tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
+ Hệ thống hồi trần tự tổn thất áp quạt còn lại chủ yếu đẩy AHU nên cột áp chọn quạt nhỏ hơn do có thể giúp tiết kiệm điện năng.
+ Dễ dàng kết hợp với MEPF khác.  
+ Do có thể tiêu âm cả hộp gió cấp và hồi, đường ống gió cấp và hồi cho FCU nên hạn chế tiến ồn hơn.
+ Đảm bảo về việc cấp gió và hồi gió đúng giá trị thiết kế. Không cần làm lạnh thêm không gian trần.
+ Giảm thiểu việc gây đọng sương phòng với không gian liền kề bên trên có nhiệt độ thấp.
+ Việc cân chỉnh lưu lượng gió cấp, hồi cho các phòng khác nhau sẽ được chính xác và hiệu quả hơn nếu hệ AHU có sử dụng hệ thống VAV box cấp và hồi.
Nhược điểm+ Do không có đường ống hồi nên ảnh hưởng độ ồn từ quạt trong FCU xuống không gian làm việc sẽ cao hơn.
+ Vì vậy, để giảm tiếng ồn, bạn có thể thiết kế thêm hộp gió hồi và tiêu âm.
+ Đảm bảo không gian trong trần được làm kín ở các lỗ xuyên tưởng của các hệ MEPF giữa các phòng liền kề thông nhau để tránh hồi trần sang không gian bên cạnh.
+ Thời gian đầu sử dụng máy lạnh dễ bị bám bụi hơn do không gian trong trần nhiều bụi từ việc xây dựng.
+ Các phòng liền kề bên trên có nhiệt độ thấp hơn điểm đọng sương của phòng dễ dẫn đến tình trạng đọng sương.  
+ Chi phí lắp đặt và bảo trì cao hơn hệ thống hồi trần tự do phải lắp đặt thêm các đường ống gió hồi và hộp gió hồi cho FCU.
+ Đường ống gió đẩy với chiều dài hạn chế nên không khí không thể đi quá xa.
+ Có tổn thất áp xảy ra trên cả đường ống gió cấp và hồi nên sẽ tiêu hao nhiều năng lượng cho quạt hơn đối với hệ AHU.
+ Việc phối hợp hệ ống gió với các hệ khác trong trần trở nên khó khăn hơn.

Do đó, người dùng có thể dựa vào những ưu nhược điểm của hai thiết kế trên kết hợp cùng tính kinh tế, công năng sử dụng của từng phòng mà người dùng có thể chọn ra phương án phù hợp nhất. Cụ thể:

  • Đối với các không gian có đóng trần laphong như sảnh tiếp tân, văn phòng riêng biệt, phòng ngủ khách sạn có thể ưu tiên sử dụng phương án hồi tự do để giảm bớt đường ống hồi, tiết kiệm chi phí và tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
  • Đối với các dự án như bệnh viện, sở y tế, chuỗi hiệu thuốc,… nên sử dụng phương án hồi gió để hạn chế nguy cơ lây nhiễm chéo và phân cấp áp suất.
  • Đối với các không gian rộng lớn như siêu thị (không đóng trần laphong) và sử dụng hệ thống đường ống gió AHU thì sử dụng phương án hồi ống gió sẽ giúp đảm bảo kỹ thuật hơn như hồi gió đều hơn, thông gió sự cố,…
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp
Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để đưa ra lựa chọn phù hợp

Hy vọng qua những chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn biết thêm được nhiều thông tin về hồi trần tự do và hồi ống gió khi lắp đặt điều hòa âm trần. Nếu còn điều gì băn khoăn, thắc mắc vui lòng liên hệ đến hotline 084 883 9595 để được tư vấn và hỗ trợ.

077.596.8338