Trong suốt quá trình sử dụng máy lạnh âm trần, việc thiết bị gặp sự cố là điều khó có thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để có biện pháp khắc phục kịp thời và duy trì hiệu suất hoạt động ổn định của máy, người dùng cần nắm vững được cách kiểm tra và xử lý mã lỗi sao cho chính xác. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra mã lỗi điều hòa âm trần tại nhà cực kỳ chi tiết và dễ hiểu.
1. Mã lỗi máy lạnh là gì?
Mã lỗi là các ký hiệu hoặc số liệu được hiển thị trên màn hình điều khiển máy lạnh, nhằm thông báo cho người dùng biết về tình trạng hoặc sự cố mà thiết bị đang gặp phải. Mỗi mã lỗi sẽ tương ứng với một sự cố cụ thể. Điều này sẽ giúp kỹ thuật viên hoặc người dùng có thể dễ dàng nhận biết lỗi và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
2. Các loại mã lỗi điều hòa âm trần phổ biến
Dưới đây là một số mã lỗi thường gặp ở máy lạnh âm trần:
- AJ: Cài đặt công suất chưa phù hợp, chưa lập trình trong IC lưu dữ liệu hoặc sai về dữ liệu công suất đã được cài đặt trước
- A1: Hỏng PCB dàn lạnh
- AF: Thiết bị tạo ẩm bị hỏng
- A3: Mực nước xả bất thường
- A6: Động cơ quạt dàn lạnh quá tải
- C9: Hỏng cảm biến nhiệt gió hồi
- C4: Hỏng cảm biến nhiệt dàn trao đổi nhiệt
- PJ: Cài đặt công suất (Dàn nóng) chưa đúng
- P3: Hỏng cảm biến nhiệt PCB (dàn nóng)
- P4: Cảm biến cánh tản nhiệt (dàn nóng) bị hỏng
- UO: Nhiệt độ ống hút không bình thường
- UF, U4: Đường truyền tín hiệu (dàn nóng – lạnh) bị lỗi, đấu dây giữa dàn nóng – lạnh bị sai hoặc PCB dàn nóng, dàn lạnh bị hư hoặc nếu hiển thị ký hiệu UF, dây dẫn giữa dàn nóng – lạnh đấu nối sai
- U1: Hai trong số các dây dẫn chính L1, L2, L3 bị ngược pha U2: Điện nguồn bất thường
- CJ: Hỏng cảm biến bộ điều khiển từ xa
- H3: Công tắc áp suất cao (dàn nóng) bị hỏng
- H4: Công tắc áp suất thấp (dàn nóng) bị hỏng
- H7: Tín hiệu xác định động cơ (dàn nóng) bị hỏng
- H9: Cảm biến nhiệt ngoài trời (dàn nóng) bị hỏng
- E0: Kích hoạt thiết bị an toàn (dàn nóng)
- E1: Dàn nóng bị hỏng PCB
- E3: Áp suất cao bất thường (dàn nóng)
- E4: Áp suất thấp bất thường (dàn nóng)
- E5: Động cơ máy nén bị lỗi hoặc bị kẹt cơ
- E7: Động cơ quạt dàn nóng bị kẹt cơ hoặc bị lỗi
- E9: Van tiết lưu điện tử (dàn nóng) bị hỏng
- J5: Cảm biến nhiệt ống hút (dàn nóng) bị hỏng
- J3: Cảm biến nhiệt ống đẩy (dàn nóng) bị hỏng
- J6: Cảm biến nhiệt của dàn treo đối nhiệt (dàn nóng) bị hỏng
- F3: Nhiệt độ của ống đẩy bất thường (dàn nóng)
- L5: Ngắn mạch trong động cơ máy nén hoặc nối đất hỏng
- L4: Hỏng chức năng làm mát bộ biến tần hoặc cánh tản nhiệt (dàn nóng) bị quá nhiệt
- L8: Điện quá tải hoặc dây trong động cơ máy nén bị đứt
- L9: Ngăn chặn dừng đột ngột (dàn nóng), máy nén có thể bị kẹt
- LC: Lỗi về truyền tín hiệu giữa các bộ biến tần điều khiển
- P1: Mất pha hở (dàn nóng)
- UC: Trùng lặp địa chỉ điều khiển trung tâm
- U8: Đường truyền giữa bộ điều khiển từ xa chính – phụ bị lỗi
- U5: Truyền tín hiệu bị lỗi (dàn lạnh – bộ điều khiển từ xa)
- UA: Cài đặt sai về công tắc lựa chọn hệ thống
3. Cách kiểm tra lỗi điều hòa âm trần Daikin đơn giản, nhanh chóng
3.1. Cách kiểm tra lỗi điều hòa âm trần Daikin model cũ
Để tiến hành test mã lỗi trên các model cũ của máy lạnh âm trần Daikin, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Nhấn giữ nút CHECK trên điều khiển trong khoảng 5 giây cho đến khi màn hình xuất hiện dấu “–”.
- Bước 2: Hướng điều khiển về phía máy lạnh rồi nhấn giữ nút TIMER trên điều khiển. Mã lỗi sẽ xuất hiện sau mỗi lần nhấn nút trên màn hình, và đèn báo POWER ở máy lạnh sẽ chớp 1 lần để xác nhận tín hiệu.
- Bước 3: Khi đèn báo POWER sáng lên và thiết bị phát ra tiếng bíp liên tục trong khoảng 4 giây thì mã lỗi sẽ hiển thị trên màn hình chính.
- Bước 4: Để ngắt chế độ truy vấn mã lỗi, nhấn giữ nút CHECK trong 5 giây. Hoặc nó có thể tự động kết thúc sau 20 giây nếu như không thực hiện thêm bất kỳ thao tác nào khác.
- Bước 5: Để xóa tạm thời mã lỗi trên điều hòa Daikin, hãy ngắt nguồn điện cung cấp hoặc nhấn nút AC RESET trên điều khiển để máy lạnh khởi động lại. Lúc này, hãy kiểm tra xem lỗi có xuất hiện lại hay không.
Lưu ý: Đối với điều hòa Daikin âm trần model cũ, một tiếng bíp ngắn hoặc 2 tiếng bíp liên tiếp sẽ hiển thị các mã lỗi không tương ứng của máy lạnh. Để xóa hiển thị các mã lỗi, bạn chỉ cần bấm giữ nút “Cancel” trong 5 giây, màn hình hiển thị mã lỗi sẽ tự động thoát chế độ kiểm tra sau 1 phút.
3.2. Cách kiểm tra lỗi điều hòa âm trần Daikin đời mới
Đối với máy lạnh âm trần Daikin đời mới, việc kiểm tra mã lỗi được thực hiện qua hai bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Hướng điều khiển về phía dàn lạnh của thiết bị rồi nhấn nút “CANCEL” trong vòng 5 giây. Màn hình điều khiển lúc này sẽ xuất hiện các lỗi đi kèm với tín hiệu nhấp nháy.
- Bước 2: Sau đó, trên màn hình điều khiển sẽ hiển thị “00”. Đây chính là mã hiển thị mặc định của chương trình test lỗi điều hòa Daikin. Tiếp tục nhấn CANCEl theo từng nhịp một để chuyển qua các mã lỗi khác và cho đến khi máy lạnh phát ra tiếng “bíp” thì dừng lại. Lúc này, mã lỗi hiển thị trên màn hình điều khiển chính là lỗi mà hệ thống đang gặp phải.
4. Những lưu ý quan trọng khi kiểm tra và khắc phục mã lỗi máy lạnh âm trần
Để quá trình kiểm tra và khắc phục mã lỗi máy lạnh âm trần hiệu quả và chính xác hơn, bạn nhất định không thể bỏ qua các lưu ý sau:
- Nếu không thể tự mình xác định lỗi hoặc khắc phục sự cố, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc thợ sửa chữa chuyên nghiệp để được hỗ trợ.
- Nên vệ sinh máy lạnh định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả và tránh gặp sự cố. Bụi bẩn tích tụ có thể gây ra nhiều vấn đề, từ giảm hiệu suất làm lạnh đến hỏng hóc các bộ phận bên trong.
- Tránh tự ý sửa chữa nếu không có kinh nghiệm, vì điều này có thể gây ra hư hỏng nghiêm trọng hơn và mất hiệu lực bảo hành.
Trên đây là cách kiểm tra mã lỗi điều hòa âm trần vô cùng đơn giản, giúp người dùng có thể nhanh chóng nhận diện và xử lý các sự cố. Bạn cũng có thể liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc đội ngũ thợ sửa chữa chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và tránh các tình huống không may xảy ra. Nếu còn gì băn khoăn, thắc mắc hay cần tư vấn hãy liên hệ ngay đến hotline 084 883 9595 để được hỗ trợ kịp thời.