Việc bảo dưỡng điều hòa trung tâm định kỳ không chỉ giúp tăng hiệu suất hoạt động, tăng tuổi thọ mà còn tiết kiệm nhiều chi phí cho người sử dụng. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa nắm được quy trình cụ thể là như thế nào? Hãy cùng Mitsubishi Heavy Việt Nam tìm hiểu nhé!
1. Có cần thiết phải bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm không?
Hiện nay, hệ thống điều hòa trung tâm VRF đang ngày càng được sử dụng rộng rãi tại các trung tâm thương mại, chung cư, trường học, bệnh viện,… Với tần suất hoạt động nhiều và liên tục như thế, việc bảo dưỡng điều hòa là vô cùng cần thiết để giúp hệ thống có thể hoạt động tốt hơn, giảm thiểu hỏng hóc
Nếu không thường xuyên bảo dưỡng điều hòa trung tâm thì dàn nóng và dàn lạnh sẽ bị bám bụi. Điều này dẫn đến việc hệ thống bị hao tổn, hoạt động kém. Điều hòa cũng sẽ mất thêm nhiều thời gian để làm mát và tiêu thụ năng lượng nhiều hơn. Việc dàn lạnh bị bám bụi còn khiến khả năng lọc không khí giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra căn bệnh về đường hô hấp
Vệ sinh và bảo trì điều hòa trung tâm theo định kỳ còn giúp người dùng dễ dàng phát hiện ra các lỗi hư hỏng. Từ đó nhanh chóng giải quyết và khắc phục, tránh được các nguy cơ hỏng mạch và các sự cố rủi ro liên quan khác. Vì vậy, có thể thấy việc bảo dưỡng định kỳ đối với hệ thống điều hòa trung tâm là rất cần thiết và quan trọng.
2. Nên bảo dưỡng hệ thống điều hòa trung tâm vào khi nào?
Điều hòa trung tâm Mitsubishi luôn hoạt động liên tục vậy nên để đảm bảo hệ thống luôn vận hành một cách tốt nhất thì việc bảo dưỡng cần thực hiện theo định kỳ. Tuy nhiên, trong trường hợp điều hòa vẫn chạy bình thường nhưng có hiện tượng chạy yếu, tắc ứng,… thì cần kiểm tra và sửa chữa ngay.
Theo thường lệ, tùy vào quy mô sử dụng mà thời gian vệ sinh và bảo trì điều hòa trung tâm sẽ khác nhau. Chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn một số lời khuyên như sau:
- Đối với hộ gia đình, việc vệ sinh và bảo dưỡng điều hòa nên được thực hiện định kỳ khoảng 4- 5 tháng một lần. Tuy nhiên, nếu sử dụng không nhiều thì có thể vệ sinh và bảo dưỡng khoảng 6 tháng một lần
- Với các công ty, văn phòng hoặc nhà hàng thì tốt nhất nên vệ sinh điều hòa trung tâm khoảng 3 tháng một lần. Nhưng nếu môi trường làm việc có nhiều bụi bẩn hoặc tạp chất thì nên vệ sinh điều hòa 1- 2 tháng một lần
- Còn đối với các nhà máy, xí nghiệp thì nên bảo dưỡng điều hòa trung tâm 1 tháng một lần để đảm bảo hệ thống có thể đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng một cách hiệu quả
3. Quy trình chuẩn bảo dưỡng máy lạnh trung tâm
Một quy trình bảo dưỡng điều hòa trung tâm thường gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống
Về phần điện:
- Kiểm tra hoạt động của các bộ phận tay điều khiển
- Kiểm tra các chức năng hoạt động của điều hòa
- Kiểm tra màn hình hiển thị, pin
- Chạy thử các chức năng khác như: chế độ nóng, chế độ lạnh, quạt, tăng giảm nhiệt độ
Về phần cơ:
- Kiểm tra dàn lạnh: không có tiếng ồn bất thường khi sử dụng
- Quạt dàn nóng quay đúng chiều, chạy êm
Bước 2: Bảo dưỡng dàn lạnh
- Kiểm tra remote
- Vệ sinh, kiểm tra công tắc phao và bơm nước ngưng
- Kiểm tra độ rung, độ định vị của điều hòa
- Vệ sinh toàn bộ dàn lạnh, bao gồm: phin lọc, quạt gió, máng xả và dàn trao đổi nhiệt
- Vệ sinh bên trong đường ống nước ngưng, kiểm tra bảo ôn nước ngưng và căn chỉnh độ dốc của nó
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị thêm một lần nữa sau khi hoàn thành quy trình vệ sinh và bảo dưỡng
Bước 3: Bảo dưỡng dàn nóng
Do đây là bộ phận thường được lắp đặt ngoài trời nên nếu không bảo dưỡng định kỳ, nó sẽ gặp phải một số vấn đề như: dàn trao đổi nhiệt bị mòn, bám bẩn,… gây ra sự cố và giảm hiệu suất hoạt động của hệ thống. Vậy nên, khi thực hiện bảo trì dàn nóng cần làm những bước sau:
- Kiểm tra và đánh giá cảm biến áp suất, cảm biến nhiệt, bộ ga và phân tích áp suất
- Kiểm tra phần điện tiếp xúc của dàn nóng để kịp thời phát hiện và khắc phục các sự cố
- Vệ sinh dàn nóng bằng nước nhằm loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt
- Kiểm tra khả năng truyền tín hiệu tới dàn nóng của điều hòa
- Kiểm tra toàn bộ khớp nối, siết chặt các vị trí nối
- Kiểm tra và xử lý sự rung động khi thiết bị hoạt động
- Dùng dụng cụ chuyên dụng vệ sinh dàn ngưng
- Khởi động máy lạnh và kiểm tra xem nó có hoạt động bình thường không
Bước 4: Vệ sinh và bảo dưỡng quạt thông gió và cửa gió
- Vệ sinh các bộ phận như: cánh quạt, ổ bi động cơ, dây dẫn, dây nối đất, aptomat,… Sau đó mới thực hiện vệ sinh phần bên trong của tủ điện và cầu đấu điện
- Vệ sinh cửa gió và lưới chắn côn trùng
- Kiểm tra, chỉnh sửa những cửa gió bị xô lệch
- Kiểm tra xem tình trạng đọng sương trên bề mặt cửa gió
- Khắc phục hiện tượng thấm dột đối với các đường ống gió ngoài trời, cửa gió cấp và gió thải ngoài trời
Bước 5: Vận hành chạy thử toàn bộ hệ thống
Sau khi đã thực hiện đầy đủ các bước, hãy thực hiện chạy thử lại toàn bộ hệ thống điều hòa trung tâm để đảm bảo thiết bị đã vận hành tốt
Vì vậy, có thể nói quy trình bảo dưỡng máy lạnh trung tâm là điều vô cùng cần thiết để hệ thống có thể hoạt động hiệu quả, giảm thiểu sự cố và chi phí sửa chữa. Việc này cũng đem lại nhiều lợi ích cho môi trường và sức khỏe người sử dụng